Lượt xem: 16768

Hôm nay tôi sẽ chia sẻ với bạn một vấn đề: Tại sao những doanh nghiệp vừa và nhỏ hầu hết đều thất bại chỉ sau một thời gian ngắn hoạt động?

Khi doanh nghiệp của bạn gặp bế tắc có nghĩa là bạn đang gặp bế tắc, doanh nghiệp chính là sự phản chiếu con người bạn.

Nếu bạn không bán được hàng có nghĩa là bạn gặp bế tắc trong vai trò người bán hàng, nếu bạn gặp vấn đề về nhân viên nghĩa là bạn bế tắc trong vai trò quản lý, và nếu doanh nghiệp của bạn gặp bế tắc có nghĩa là bạn gặp bế tắc trong vai trò chủ doanh nghiệp.

1. Bắt đầu sai cách

Một trong những lý do khiến doanh nghiệp thất bại trong vài năm đầu tiên, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, là vì họ kinh doanh vì một lý do sai lầm.

Có thể họ bắt đầu kinh doanh vì không muốn đi làm thuê, vì muốn kiếm tiền, chẳng có gì sai trái cả, đó là những lý do rất tuyệt vời, đúng đắn.

Vấn đề là họ thấy ngoài thị trường có một cơ hội nào đó nghe có vẻ dễ kiếm tiền và họ nhảy vào thị trường đó, nhưng họ lại không có kỹ năng kinh doanh.

2. Không có kiến thức nền tảng

Trong kinh doanh, lý do khiến rất nhiều doanh nghiệp gặp vấn đề, đó là vì họ không có kỹ năng, đặc biệt là chủ kinh doanh không có kỹ năng kinh doanh.

Đó là một vấn đề rất lớn, bạn cần trang bị kiến thức trước khi bắt đầu kinh doanh.

Nếu bạn có kiến thức nền tảng, có những kỹ năng nền tảng, thì bạn có thể kinh doanh tốt hơn, thậm chí bạn có thể kinh doanh sang một lĩnh vực khác một cách rất đơn giản, bạn có thể dễ dàng làm chủ nó.

3. Không biết marketing bán hàng

Khi nói đến marketing và bán hàng, ít nhất bạn phải biết những kỹ năng làm thế nào để thu hút khách hàng tiềm năng đến với doanh nghiệp của bạn, và làm thế nào để chuyển những khách hàng tiềm năng đó trở thành những khách hàng trả tiền cho bạn.

Bạn cần phải biết những kỹ năng sau:

  • Làm thế nào để tạo ra một lời chào hàng khiến khách hàng muốn mua hàng
  • Làm thế nào để đưa ra những nội dung quảng cáo thuyết phục thị trường
  • Làm thế nào để lên một kế hoạch marketing, làm thế nào để có thể bố trí, phân bổ người trong từng nhiệm vụ marketing để bạn có thể bán hàng tốt hơn.

Bạn cần liên tục tạo ra những thông tin giáo dục thị trường, khiến thị trường nhìn nhận sản phẩm của bạn khác hơn so với đối thủ, giúp bạn thu hút những khách hàng quan tâm quay trở lại tiếp tục mua sản phẩm của bạn.

Hãy dành thời gian học kiến thức nền tảng để áp dụng vào bất cứ lĩnh vực nào: marketing, bán hàng, đàm phán, và quản lý, tổ chức đội nhóm.

Print version

 
Comments

Sender

Nội dung